order now

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Một học sinh lớp 10 của một ngôi trường tư thục nổi tiếng nhất thành phố đã nhảy lầu tự tử

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay
  • CHUYỆN HỌC HÀNH.
     
    Một học sinh lớp 10 của một ngôi trường tư thục nổi tiếng nhất thành phố đã nhảy lầu tự tử ngay trong buổi lễ chào cờ. Nguyên nhân là không chịu nổi áp lực của chuyện học hành thi cử, cảm thấy không đáp ứng nổi những kỳ vọng của gia đình.
     
    Vẫn biết, đối với người Việt Nam, chuyện học hành của con cái là một chuyện hệ trọng. Trong xã hội Việt Nam, học hành và bằng cấp là con đường duy nhất để tiến thân. Vì những lý do đó, cha mẹ đã tước đi tuổi thơ của con cái. Ăn trên xe, ngủ gà ngủ gật trên xe, chạy đua với thời gian vì con chữ. Những đứa trẻ của thời đại này chỉ biết học và học. Học như cái máy. Học như lao động khổ sai. Học từ lúc mở mắt thức dậy cho đến khi nhắm mắt đi ngủ. Đứa trẻ không có thời gian để chơi, để có kỷ niệm, để có điều mà nhớ về một quá khứ của một quãng đời.
     
    Và muốn cho con có thành tích cao, được rèn luyện và có kết quả như mong đợi, cha mẹ sung sướng và tự hào đẩy con vào những trường có tiếng tăm và đã có nhiều thành tích. Vào trong đó, đứa trẻ như vào trại lính, lại học và học. Làm sao để nhồi nhét hết những kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất bằng mọi biện pháp kể cả những biện pháp bạo lực và vi phạm nhân cách. Nhà trường dùng đủ mọi hình thức để học sinh đạt hiệu quả cao nhất, để có con số 100% tốt nghiệp và 100% đậu đại học. Đó là mục đích của nhà trường vì kết quả đó mạnh hơn hàng trăm lần những lời quảng cáo. Cha mẹ học sinh thì tự hào về thành tích học tập và kết quả cuối cùng của con mình. Họ đâu biết đàng sau những thành tích đó là nỗi đau đớn bị hành hạ suốt quãng đời đi học, bị tước mất những tháng năm hoa mộng đẹp đẽ nhất của một đời người. Đã từng có nhiều học sinh của những ngôi trường nội trú sung sướng và hạnh phúc thốt lên là đã thoát khỏi địa ngục khi được rời trường. Đã có biết bao học sinh cắn răng học để làm vừa lòng thầy cô, nhân viên của trường và thoả lòng cha mẹ. Chúng chịu đựng trong một địa ngục có thật và có đứa chịu không nổi phải nhảy lầu, phải tìm cách thoát bằng chính sinh mạng của mình, có đứa mang căn bệnh tinh thần khó chữa, có đứa thờ ơ với tất cả và cũng có đứa bước ra cuộc đời ngơ ngác như con thú bị nhốt lâu quá ở trong chuồng.
     
    Chúng ta đang làm gì với những đứa con thân yêu của chúng ta? Chúng ta đày đoạ chúng để chúng mang về cho chúng ta những cuốn sổ đầy điểm mười, những bằng cấp chúng ta mong đợi, để chúng ta thỏa mãn, nhưng chính những đứa con của chúng ta bị đánh mất tuổi thơ, bị biến thành những kẻ bị đọa đày và là những đứa trẻ luôn lo âu vì những áp lực.
     
    Một xã hội bình thường là một xã hội có đủ loại người, có đủ loại nghề. Cha mẹ nào cũng muốn con mình thành đạt và là những thiên tài, nhưng tiếc thay, không có một xã hội toàn là những thiên tài. Và bao nhiêu ước vọng, bao nhiêu tin tưởng và mong đợi của cha mẹ lại sụp đổ khi đứa con của mình không thành công lúc ra đời dù đã có những bằng cấp sau những gian truân. Nỗi thất vọng đó khiến cuộc sống còn lại của họ chỉ là những năm tháng muộn phiền.
     
    Chúng ta đang làm gì với những đứa con thân yêu của chúng ta? Chúng ta đẩy chúng vào những ngôi trường như những trại lính, bị đối xử và nhồi nhét như những trại súc vật. Cả cuộc đời còn lại của chúng bị ấn tượng và quá khứ của những năm tháng nhọc nhằn đó đè nặng mãi không thoát ra được. Có đứa mơ làm hoạ sĩ nhưng cha mẹ bắt chúng phải trở thành bác sĩ. Chúng cố gắng để vừa lòng cha mẹ nhưng rất khó để trở thành người bác sĩ giỏi vì nó chẳng có khát khao và đam mê với nghề nghiệp. Và biết đâu chúng ta đã bỏ mất một thiên tài sáng tạo hội hoạ. Cha mẹ bắt con sống theo ý của họ, họ sống thay cho con, quyết định cuộc đời thay cho con, định đoạt số phận của đứa trẻ. Đứa trẻ lại phải sống theo ý của cha mẹ, chúng không được sống cho bản thân mình, chúng sống cho người khác và vì người khác. Và cuộc đời của chúng giằng co giữa cái tôi của riêng nó và cái khát vọng của cha mẹ bắt nó phải thực hiện. Cái tôi bị đánh mất, đứa trẻ dật dờ sống không đam mê, chẳng khát khao và trở thành kẻ cô đơn giữa cuộc đời. Những đứa con của chúng ta đang bị lưu đày ngay trong ngôi nhà của mình, ngay trong lớp học của mình. Chính những người làm cha mẹ đã tròng dây thòng lọng vào cổ con mình khi bắt chúng phải đáp ứng thật tốt những nguyện vọng của chính mình.
     
    Giáo dục hôm nay cũng là thủ phạm của những hậu quả đau lòng. Đó là một nền giáo dục đầy khủng hoảng và thất bại. Một nền giáo dục đầy dẫy sự giả trá. Một nền giáo dục không có triết lý giáo dục, cứ chạy quanh tù mù mãi với những cải cách vô bổ, một lối giáo dục cố nhồi nhét cho nhiều kiến thức mà rồi chẳng biết để làm gì, một nền giáo dục chạy theo những thành tích, những cuộc thi đua vô ích, cố tận thu những đổng bạc trong dân, cố vơ vét những đồng tiền trong ngân sách bằng những dự án ngớ ngẩn đến tột cùng. Một nền giáo dục biến học sinh thành những con chuột bạch để thí nghiệm những cải cách tào lao, những đổi thay ngu xuẩn. Thế rồi thầy và trò cứ chạy quanh như đèn kéo quân. Dạy và học nhưng rổi không biết sẽ thi môn gì, sẽ thi vào đại học theo cách thức gì? Không hiểu cả bộ giáo dục ngồi đấy, ăn lương, kiếm bổng lộc làm cái gì suốt tháng, suốt năm? Một nền giáo dục loay hoay. Loay hoay chuyện thi cứ, loay hoay sách giáo khoa, loay hoay chương trình, nội dung học, loay hoay với bằng cấp, loay hoay với mục đích dạy và học để làm gì, loay hoay với mớ triết lý giáo dục tầm phào không có lối ra. Những loay hoay đó của những người có trách nhiệm đày đoạ những đứa trẻ đến trường cũng có những loay hoay giống thế và chúng trở thành nạn nhân.
     
    Những đứa trẻ trải qua bao gian truân để đi đến đích cuối cùng, cầm tấm bằng đại học nhưng chẳng biết phải làm gì. Tất cả các cánh cửa đều đóng kín khi chưa có chiếc vé là những phong bì tiền hàng trăm triệu đến hàng tỳ bạc. Không kể đến những đứa con ông cháu cha, chúng đã được dọn sẵn chỗ ngon nhất, làm ra tiền nhiều nhất mà chẳng cần học hành, chẳng cần phải lao động khổ sai để có cái bằng , chúng cũng chẳng cần phải bỏ cả tuổi thanh xuân để cổ gắng học, chúng ăn chơi, chúng hưởng thụ và đến lúc cần đi làm chúng được đưa đến những chiếc ghế đẻ ra tiền muôn bạc vạn. Và cũng chính từ sự bất công đó đẻ ra những kẻ vi phạm luật pháp, vơ vét, tham nhũng, hối lộ khiến xã hội căm phẫn.
     
    Có rất nhiều người trước vấn nạn của giáo dục họ chọn con đường cho con đi học nước ngoài. Nhưng con đường đó cũng chẳng phải toàn hoa thơm. Ngoài việc tốn một số tiền không nhỏ, nhiều đứa trẻ phải rời xa gia đình khi tuồi còn bé, sống với một nền văn hoá khác, với một cách sống khác, không phải đứa nào cũng thích nghi được. Có đứa sẽ chán nản, có đứa trắm cảm và cũng không thiếu những đứa trẻ oán trách cha mẹ. Và rồi sau những năm tháng học tập, không phải đứa nào cũng thành công kể cả khi đã trở về nước. Đôi khi chuyện cho con du học cũng chỉ là chuyện tỵ nạn, tìm con đường thoát ra nước ngoài cho con cái, cũng chỉ là hình thức vượt biên hợp pháp.
     
    Làm cha mẹ thời nay khó khăn hon hồi xưa. Thời trước, đặc biệt là ở miền Nam, nền giáo dục ổn định, đến tuổi thì đến trường, không trường chuyên lớp chọn, không trường điểm lớp chuyên. Cứ thế mà học. Vào trường đại học thì cũng an tâm mà học, ra trường là có việc làm, các chuyên gia các bộ ngành và đặc biệt là bộ giáo dục đã tính toán, sắp xếp đâu vào đấy cả rồi. Cha mẹ khỏi băn khoăn, lo lắng, chạy chọt. Đứa trẻ an tâm vui thú khi đến trường học, được đến trường là nột niềm vui.
     
    Bây giờ, có đứa con đi học là trăm nỗi lo. Lo từ khi con vào nhà trẻ cho đến khi tốt nghiệp đại học. Bao nhiêu cơ khồ trần ai suốt cuộc học hành. Thế rồi cuối cùng là thất nghiệp. Có câu nỏi thế này của một người cha nông dân có con đi học đại học:"Tui bán 12 con bò để nuôi nó đi học suốt mấy năm đại học. Bây giờ tui vay ngân hàng mua hai con bò cho nó chăn khi nó tốt nghiệp". Buồn và cay đắng quá, phải không? Nhưng đó là sự thật.
     
    Vậy thì, hỡi các ông bố và bà mẹ, đừng gắng biến con thành thiên tài. Hãy cho những đứa con của mình có cuộc sống bình thường, ăn học bình thường. Hãy để cho chúng có tuổi thơ với những kỷ niệm, hãy để cho chúng có tuổi mới lớn đầy hoa mộng của những năm tháng đẹp nhất đời người. Đừng bắt chúng khồ sai với những con số và những con chữ. Chúng ta chỉ hướng dẫn chúng chứ không nên định đoạt tương lai của con chúng ta. Hãy để chúng quyết định cuộc đời của chúng. Chúng ta chắc chắn không sống đời với những đứa con thân yêu của mình, thế nên hãy để chúng nó tự giải quyết cuộc đời của chúng. Đó là cách tốt nhất của những người làm cha mẹ. Và chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi thấy con mình bước những bước chân vững vàng bằng chính đôi chân của chúng, những đứa con của chúng ta sống và làm việc bằng khao khát, đam mê, tự tin vào bản lĩnh của mình và không bao giờ hổ thẹn.
    13.4.2018
    DODUYNGOC

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    Xem phim người lớn cấm trẻ em, phim 18+ online hài ước cười vỡ bụng © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000